Tài nguyên thư viện

Thư viện video

237
Thiền viện Trúc Lâm Sóc Trăng

Đến thăm Thiền viện Trúc Lâm Sóc Trăng, bạn sẽ bị ấn tượng bởi các công trình kiến trúc quy mô lớn với lối thiết kế độc đáo. Trong khuôn viên Thiền viện Trúc Lâm Sóc Trăng được bối trí nhiều hạng mục như chánh điện, nhà hậu tổ, gác chuông, lầu trống, cổng tam quan… với kết cấu mái lợp ngói, rường cột bằng gỗ lim, tường gạch nền vàng và lối đi lát gạch tàu đặc trưng của kiến trúc đình chùa Nam Bộ.

Từ ngoài bước vào là cổng tam quan đề bảng “Thiền viện Trúc Lâm Sóc Trăng”, hai bên cổng phụ được chạm nổi lời Phật răng dạy về “Từ Bi”, “Trí Tuệ”. Phần cổng được xây theo lối gác mái cong đầu đao lợp bằng ngói đỏ, phía tầng trên của cổng tam quan là nơi đặt gác chuông và tượng thờ làm toát lên vẻ uy nghiêm như một ranh giới đưa bạn tách biệt khỏi cuộc sống ồn ào, vội vã.

Đi qua cổng tam quan là khoảng sân lát gạch tàu rộng rãi dẫn vào khu chánh điện. Trong sân là hai hàng tượng 18 vị La Hán bằng đá hoa cương được đặt song song nhau. Phía bên phải là tháp chuông đặt đại hồng chung (chuông đồng) nặng 1,5 tấn, bên trái là tháp trống với phần giá gỗ được chạm trổ công phu, tinh tế.

Nằm tại ngay trung tâm Thiền viện Trúc Lâm Sóc Trăng là Đại Hùng Bửu Điện xây dựng theo dạng hình chữ nhật, được lợp ngói tám mái theo phong cách thời vua triều Trần. Cũng như nhiều kiến trúc chùa ở Sóc Trăng khác, phần mái Thiền viện Trúc Lâm Sóc Trăng được thiết kế theo kiểu “tàu đao lá mái” tức là góc mái hơi uốn cong ngược và trang trí kèm hình tượng Xi Vẫn. Triền mái thiền viện không xoè quá rộng như chùa Lăng Ca mà chỉ hơi hếch ở phần góc tạo sự nhẹ nhàng, thanh thoát cho cả công trình.

Bên cạnh đó, Thiền viện Trúc Lâm Sóc Trăng còn nổi bật với kiến trúc Nhà Tổ được lợp ngói bốn mái theo phong cách thời Lý. Công trình có thiết kế bằng gỗ và mái lợp âm dương điển hình của những ngôi chùa Việt. 

Ngoài ra, trong khuôn viên thiền viện còn nhiều công trình đặc sắc khác như tượng Phật Quan Âm, hậu điện, nhà tiếp khách… đều có màu sắc nâu, đỏ, vàng làm chủ đạo góp phần toát lên vẻ uy nghiêm, tĩnh lặng cho ngôi chùa. Đến với Thiền viện Trúc Lâm Sóc Trăng để tìm về cõi tĩnh, tránh xa cuộc sống ồn ào nơi phố thị là liều thuốc hiệu quả giúp bạn thanh lọc tâm hồn từ những triết lý sống đơn giản nhà Phật.

Thiền viện Trúc Lâm Sóc Trăng, lạc lối giữa không gian cổ kính 4

Cổng tam quan Thiền viện Trúc Lâm Sóc Trăng xây theo lối gác mái cong đầu đao đặc trưng của chùa Việt

Thiền viện Trúc Lâm Sóc Trăng, lạc lối giữa không gian cổ kính 5

Chánh điện nằm tại trung tâm ngôi thiền viện, có phần sân lát gạch tàu rộng lớn

Thiền viện Trúc Lâm Sóc Trăng, lạc lối giữa không gian cổ kính 6

Khu vực Nhà Tổ của Thiền viện Trúc Lâm Sóc Trăng được thiết kế theo phong cách thời Lý

Thiền viện Trúc Lâm Sóc Trăng, lạc lối giữa không gian cổ kính 7

Tháp chuông được đặt bên phải Đại Hùng Bửu Điện

283
Những thước phim về Chùa Kh'leang

Chùa Kh'leang-Nét văn hóa độc đáo của người Khmer Sóc Trăng

Chùa Kh'leang là một ngôi chùa cổ của người Khmer ở Nam Bộ. Chùa là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương. Vì vậy, đây là một trong những điểm đến bạn không nên bỏ lỡ khi hành trình du lịch Sóc Trăng.

Chùa Kh'leang-Nét văn hóa độc đáo của người Khmer Sóc Trăng

Khuôn viên chùa khá rộng, mỗi công trình đều thể hiện văn hóa kiến trúc đặc trưng của người Khmer. 

Tọa lạc trên đường Tôn Đức Thắng, khóm 5, phường 6, thành phố Sóc Trăng, chùa Kh'leang có tuổi đời 500 năm, mang vẻ đẹp rất tinh tế, kết hợp giữa phong cách Việt-Hoa trong cách bài trí và sắp xếp. Chùa nằm trong khuôn viên rộng lớn, được che bóng mát bởi các hàng cây cổ thụ, trong đó nhiều nhất là cây thốt nốt.

Chùa Kh'leang-Nét văn hóa độc đáo của người Khmer Sóc Trăng
 Chùa Kh'leang có 500 năm tuổi đời là công trình tôn giáo đầu tiên của người Khmer trên mảnh đất Sóc Trăng.

Phần lớn các công trình trong khuôn viên chùa xây dựng theo kiểu nhà sàn truyền thống của dân tộc Khmer Nam bộ xưa và được điêu khắc, trang trí màu sắc rực rỡ với họa tiết, hoa văn vô cùng tinh xảo và cầu kỳ.

Nổi bật nhất là ngôi chính điện được chia làm ba bậc nền và có hàng rào bao quanh, tạo cảm giác nền chùa chiếm diện tích lớn. Bao quanh trong và ngoài chánh điện có các cây cột làm bằng gỗ quý, khá to và được sơn son thiếp vàng. Trên đầu mỗi cột đều có tượng Krud như đang giang tay chống đỡ mái chùa. Còn ở các bậc thang dẫn lên chính điện thì được trang trí bằng tượng thần Teahu và tượng Chằn.

Mái chùa được xây theo ba nếp, nếp giữa lớn hơn hai nếp phụ. Bờ viền mái nóc còn có tượng rồng uốn lượn, đầu xòe hình rẻ quạt, đuôi cong rất độc đáo.

Bên trong chính điện thờ các vị tượng Phật theo tín ngưỡng của người Khmer. Đặc biệt có bức tượng Phật cao 6,8m, phần thân tượng cao 2,7m và được đúc vào năm 1916. Bức tượng uy nghiêm được đặt trên tòa hoa sen tỏa ánh hào quang bằng điện. Ngoài ra, chính điện còn được trang trí bằng những hình ảnh về cuộc đời của Đức Phật. Ngoài những chi tiết chính theo kiến trúc hoa văn Khmer, chánh điện còn sử dụng những hình ảnh trang trí của người Kinh ở bức cửa võng, của người Hoa là hình cá chép, rồng và các chữ Hán được vẽ trên các thân cột trong chính điện.

Nhờ lối kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa của ba dân tộc đã tạo nên một công trình có giá cao về mặt nghệ thuật và lịch sử. Ngày 27-4-1990, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã công nhận chùa Kh'leang là di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia.