Tham quan

Tham quan bảo tàng trực tuyến

Chùa Vĩnh Hưng - Ngôi chù...


Đến thăm thành phố Sóc Trăng, du khách sẽ gặp rất nhiều ngôi chùa, đền cổ kính, uy nghiêm và tất cả đều mang đặc trưng riêng, trong đó có Chùa Vĩnh Hưng – Ngôi chùa đá độc nhất của tỉnh. Chùa Vĩnh Hưng còn gọi là Tổ đình Vĩnh Hưng tọa lạc tại số 110 Trần Hưng Đạo, khóm 2, phường 2, TP Sóc Trăng. Xưa kia chùa được gọi là chùa Cây Điệp vì trước khuôn viên chùa có cây điệp lớn, còn bây giờ chùa còn được gọi là chùa Đá bởi chùa được xây dựng bằng đá nguyên khối. Với lối kiến trúc độc đáo, chùa Vĩnh Hưng không chỉ là nơi hành hương cho các Phật tử mà còn là địa điểm du lịch Sóc Trăng thu hút nhiều bạn trẻ tham quan, chiêm ngưỡng. Chùa được thành lập vào năm 1912, do thí chủ Đinh Thị Định dày công sáng tạo, với tâm nguyện kiến lập ngôi Đạo tràng để làm nơi quy ngưỡng cho những người con của Phật tìm về với nguồn cội tâm linh. Chùa Vĩnh Hưng là ngôi chùa theo phái Bắc Tông, tọa lạc trong khuôn viên rộng khoảng 6.800m2. Ngôi chùa hiện nay là tâm huyết của Thượng tọa Thích Thanh Chương, thế danh Trần Đức Lành, sinh năm 1965, quê ở ấp Tổng Cáng, xã Liêu Tú, huyện Long Phú (nay là huyện Trần Đề) tỉnh Sóc Trăng. Thượng tọa Thích Thanh Chương đã đứng ra vận động bà con Phật tử trong và ngoài nước ủng hộ kinh phí và cung thỉnh chư tôn đức trong Thường trực Ban Trị sự tiến hành động thổ đại trùng tu ngôi Vĩnh Hưng Cổ Tự vào ngày 09/9/2009. Ông lâm trọng bịnh và qua đời tháng 3 năm 2013 (thọ 48 tuổi) khi công trình mới cơ bản hoàn thành. Chùa Vĩnh Hưng có với lối kiến trúc độc đáo khi được xây dựng bằng hàng chục ngàn viên đá nguyên khối hình chữ nhật với bố cục hài hòa giữa kiến trúc Nhật Bản và Việt Nam. Các khối đá được đặt từ miền Trung và do những người thợ có tay nghề cao lựa chọn và cắt gọt tỉ mỉ để gắn kết lại với nhau, giữ nguyên màu sắc tự nhiên, tạo thành tổng thể hoàn mỹ. Tổng thể kiến trúc của ngôi chùa gồm có: cổng tam quan, chánh điện, nhà thờ tổ, tháp, hòn non bộ… Qua Tam quan có hàng chữ Chùa Vĩnh Hưng, phía dưới là tên tiếng Hán. Khuôn viên chùa bài trí rất nhiều cây xanh, hoa kiểng làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngôi chùa. Trước ngôi chánh điện có trang trí hai con sư tử đá màu trắng rất tinh xảo như đón chào du khách đến tham quan. Bước qua các bậc thềm là tiền sảnh, là nơi đón tiếp khách, 2 bên có tượng hộ pháp canh giữ. Tiếp theo là ngôi chánh điện có không gian rộng lớn được bao bọc bởi những tảng đá nguyên khối xếp chồng lên nhau, phía trên mỗi góc mái được trang trí hình hổ phù đặc trưng theo họa tiết hoa văn Nhật Bản. Cửa chính và cửa sổ được làm bằng gỗ, trang trí hoa văn sắc xảo và tinh tế. Đây được gọi là giảng đường, nơi tập trung đông đảo Phật tử mỗi khi diễn ra nghi thức hành lễ. Phía sau chánh điện, đặt liền kề, cách một cái sân trong là nhà thờ tổ. Nơi đây tổ chức như gian thờ: án thờ chính ở giữa đặt tượng Bồ đề Đạt Ma, bên dưới là tượng Sư tổ khai nghiệp ngôi chùa và đại đức thượng tọa nhiều đời của chùa…. Khu vực án thờ cũng có cửa võng, cuốn thư, câu đối… Phía sau ngôi chùa là tháp Phật có cấu trúc 5 tầng, với ý nghĩa tượng trưng cho 5 triết lý địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại và không đại, trên cùng là một bảo tháp. Nằm giữa lòng thành phố Sóc Trăng nhộn nhịp nhưng khi bước vào chùa Vĩnh Hưng, du khách sẽ cảm thấy không gian thanh thịnh lạ thường. Chùa luôn là địa điểm tâm linh tín ngưỡng cho các Phật tử và du khách gần xa trong tỉnh Sóc Trăng đến chiêm bái và cầu quốc thái dân an. Nằm giữa lòng thành phố Sóc Trăng nhộn nhịp nhưng khi bước vào chùa Vĩnh Hưng, du khách sẽ cảm thấy không gian thanh thịnh lạ thường. Chùa luôn là địa điểm tâm linh tín ngưỡng cho các Phật tử và du khách gần xa trong tỉnh Sóc Trăng đến chiêm bái và cầu quốc thái dân an.

Khám phá nét đặc trưng Ch...


Chùa Bốn Mặt (Chùa Sùng Chính) là ngôi chùa người hoa duy nhất tại Sài Gòn thờ cúng Phật tứ diện được thỉnh về từ Thái Lan. Điện thờ Phật Tứ Diện nằm ở bên trái khuôn viên chùa và được đặt trong khung kính vô cùng uy nghiêm. Theo tín ngưỡng của Phật giáo Thái Lan, Phật Bốn Mặt là một trong những vị phật được tôn sùng nhất. Ngài tượng trưng cho bốn phẩm chất quý giá nhất trong giáo lý nhà Phật là Từ - Bi - Hỷ - Xả. Chùa Sùng Chính gây ấn tượng cho mọi người với kiến trúc bốn mặt độc đáo, mỗi mặt tượng trưng cho một vị Phật quan trọng. Mặt trước của chùa có đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, biểu trưng cho lòng từ bi và nhân ái. Mặt sau là tượng Đức Phật Sakyamuni, đại diện cho sự giác ngộ và đường lối tu tập chánh đạo. Hai mặt bên là tượng Phật Di Lặc và Phật A Di Đà, biểu trưng cho sự hạnh phúc và chánh pháp.Chính kiến trúc 4 mặt độc đáo này đã tạo sự nổi bật cho chùa và thu hút được nhiều lượt khách tham quan. Bên cạnh đó, vì được xây dựng theo phong cách chùa cổ Trung Quốc, Chùa Bốn Mặt có phần đỉnh mái được tạo thành từ các ống xanh bích, mang đến cảm giác trầm mặc và huyền bí. Khám phá những chi tiết kiến trúc và điểm nhấn nghệ thuật tại chùa hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm tuyệt vời. Ngoài tượng Phật Tứ Diện, chùa Sùng Chính còn có sự hiện diện của nhiều tượng Phật và Bồ Tát khác. Thông qua việc tham quan và chiêm bái những tượng Phật này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đời sống tâm linh và các triết lý sâu xa của nhà Phật.

Chùa Quan Âm Linh Ứng (Ph...


Chùa Phật Học 2 Sóc Trăng hay còn gọi là chùa Quan Âm Linh Ứng. Ngôi chùa lớn nhất Sóc Trăng được đánh giá cao về kiến trúc lẫn nghệ thuật. Đặc biệt là những bức tượng khắc họa sự tích dân gian Việt Nam như Trầu Cau, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt… Ngoài ra, chùa còn chứa đựng nhiều tình thương bởi những hoạt động từ thiện. Thu nhận những đứa trẻ mồ côi, cưu mang người già neo đơn, mở phòng mạch khám chữa bệnh cho đồng bào nghèo khó. Đến với chùa Phật học 2, du khách sẽ tưởng như mình vừa lạc vào công viên giải trí đầy thơ mộng, một thế giới nhân gian đầy huyền ảo, tùy tâm cảnh chuyển, tùy duyên mà cảm nhận, du khách tự lựa chọn cảnh giới mình yêu thích như: câu chuyện nhân quả báo ứng, những câu ca dao tục ngữ, bức tranh đề thơ minh họa giáo dục về tình yêu thương gia đình, lòng thủy chung son sắt; hay những bảng nội quy thể hiện dưới dạng một bài thơ đầy ước lệ, đánh vào ý thức tự giác của con người; những tiểu cảnh mang câu chuyện cổ tích dân gian, toát lên ý nghĩa nhân sinh như: sự tích trầu cau, thằng bờm và phú ông, cây tre trăm đốt, Thạch Sanh chém chằn…; hay trở về nguồn cội, lật lại trang sử vàng của những vị đại anh hùng dân tộc.

Khám phá bảo tàng văn hóa...


Đến Sóc Trăng, ngoài những điểm tham quan như: chùa Dơi, chùa Đất Sét, chùa Chén Kiểu hay khu di tích lịch sử đón Đoàn tù chính trị Côn Đảo, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội đến tham quan Bảo tàng tỉnh Sóc Trăng một nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa cùng nhau sinh sống trên mảnh đất Sóc Trăng. Cuối năm 2010, Bảo tàng tỉnh chính thức đi vào hoạt động với diện tích 13.000m2 và tổng vốn đầu tư 13,5 tỷ đồng. Đến nay, Bảo tàng Sóc Trăng trưng bày 730 hiện vật có giá trị, trong đó có nhiều hiện vật của người dân địa phương hiến tặng. Trong hệ thống Bảo tàng tỉnh gồm có nhà Bảo tàng chính, phòng Trưng bày Văn hóa Khmer và di tích Khu Căn cứ Tỉnh ủy rừng Tràm Mỹ Phước Sóc Trăng. Hàng năm, Bảo tàng tỉnh thu hút trên 200 ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, nhiều nhất vào các dịp lễ , tết tìm hiểu nét đẹp văn hóa, lịch sử, truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của ba dân tộc Kinh – Khmer- Hoa qua các thời kỳ. Ngoài ra, Bảo tàng còn là nơi tham quan, tìm hiểu học tập lịch sử của các em học sinh, sinh viên trong và ngoài tỉnh. Các hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng theo chuyên đề đại diện cho văn hóa Kinh - Khmer - Hoa. Được thiết kế tầng trệt và tầng 1: Khi bước vào cổng Bảo tàng, du khách có thể thấy những hiện vật, vũ khí của quân dân ta trong chiến tranh như: xe thiết giáp V100, xe tăng M48, pháo nòng dài 122 mm. + Tầng trệt được thiết kế giới thiệu về: Tổng quan của tỉnh Sóc Trăng; tài nguyên thiên nhiên, lịch sử hình thành vùng đất và văn hóa cổ; các dân tộc; dân cư và đời sống bao gồm các hiện vật nông sản, phương tiện vận chuyển, kiến trúc nhà của 03 dân tộc; trang phục đời sống sinh hoạt từ ngày thường đến ma chay, cưới hỏi; tôn giáo tín ngưỡng. + Tầng 01 được thiết kế giới thiệu về: Lịch sử chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ qua các thời kỳ; Đảng bộ Sóc Trăng hình thành và lãnh đạo kháng chiến; thời kỳ đổi mới theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Ngoài ra, trong nhà Bảo tàng còn có mô hình sân khấu Rô băm, Dù kê thu hút khách tham quan tìm hiểu về nghệ thuật sân khấu của người Khmer Nam bộ. Hình ảnh của chiếc ghe Ngo thu nhỏ cũng gợi thêm sự hiếu kỳ cho du khách về Lễ hội Ooc om Boc và Đua ghe Ngo được tổ chức hàng năm tại Sóc Trăng. Có khá nhiều hiện vật sưu tầm mới trưng bày tại Bảo tàng được nhiều du khách đánh giá cao. Du khách có thể đến tham quan tại Bảo tàng tỉnh Sóc Trăng tại địa chỉ: Số 04 Hùng Vương, Phường 6, TPST, tỉnh Sóc Trăng. - Điện thoại: 079.3822230. - Fax: 079 3623820. - Email: baotangtinhst@yahoo.com.vn.

Chùa Dơi Sóc Trăng


Giới thiệu về Chùa Dơi Sóc Trăng chi tiết nhất Chùa Dơi hay còn được gọi là chùa Mã Tộc hoặc chùa Mahatup. Đây là một trong những điểm đến tâm linh nổi tiếng tại Sóc Trăng thu hút nhiều người đến khám phá. Quần thể kiến trúc tại đây đại diện cho văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Khmer. Và đã được công nhận là Di tích Nghệ thuật Quốc gia từ năm 1999. Ngày nay, Chùa Dơi không chỉ là nơi tụ họp và tổ chức các lễ hội truyền thống của cộng đồng dân tộc trong khu vực. Mà còn là điểm tham quan hấp dẫn thu hút đông đảo du khách tín đồ du lịch tới khám phá. chùa Dơi Sóc Trăng Chánh điện của chùa Chùa Dơi ở đâu? Hướng dẫn du lịch chùa Dơi Địa chỉ chùa Dơi: nằm trên đường Văn Ngọc Chính, thuộc Phường 3, TP. Sóc Trăng. Để đến du lịch chùa Dơi ở Sóc Trăng không quá khó. Nếu bắt đầu từ Cần Thơ thì bạn chỉ mất khoảng hơn 1 giờ đi bằng xe máy hoặc khoảng 45 phút bằng ô tô. Tổng quãng đường từ Cần Thơ đến Chùa Dơi Sóc Trăng là khoảng 60km. Cách dễ dàng cho các chuyến du lịch Sóc Trăng tự túc là bạn theo hướng QL1A vào địa phận tỉnh Hậu Giang. Đến đoạn của TX. Ngã Bảy thì vào địa phận tỉnh Sóc Trăng. chùa Dơi ở Sóc Trăng Toàn cảnh của chùa nhìn từ trên cao Từ trung tâm TP. Sóc Trăng hướng đến chùa Dơi, bạn chỉ cần chạy theo hướng Nam khoảng 800m trên đường Hai Bà Trưng để đếnn giao lộ với đường Trần Hưng Đạo. Hoặc cũng có thể đi theo hướng đường 30 tháng 4. Tiếp tục di chuyển trên đường Trần Hưng Đạo khoảng 800m cho đến khi bạn đến vòng xuyến. Tại vòng xuyến, hãy chọn lối ra thứ 2 để vào đường Lê Hồng Phong và tiếp tục chạy thêm khoảng 850m. Rẽ phải vào đường Văn Ngọc Chính và đi thêm khoảng 1,0km là bạn sẽ đến được Chùa Dơi. chùa Dơi thành phố Sóc Trăng Kiến trúc của chùa qua khung cửa sổ Nên đến du lịch chùa Dơi vào thời điểm nào? Thời tiết ở Sóc Trăng rất dễ chịu nên du khách có thể đến đây vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Khí hậu của Sóc Trăng có thể chia thành hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Trong khi mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 của năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Sóc Trăng dao động khoảng 26 độ C và hiếm khi có bão lũ. giới thiệu về chùa Dơi Khung cảnh sinh hoạt yên bình Thời điểm tốt nhất để du lịch Sóc Trăng là vào khoảng tháng 10 âm lịch hàng năm. Vào thời điểm này, bạn không chỉ có cơ hội tham quan các điểm du lịch nổi tiếng với không khí dễ chịu. Mà còn có thể tham gia vào lễ hội Ooc-Om-Bok. Đây là lễ hội lớn nhất của cộng đồng người Khmer. Trong lễ hội này, bạn có thể tham gia hai hoạt động chính là đua ghe ngo và thả đèn nước. Với thời tiết thích hợp và lễ hội sôi động, tháng 10 âm lịch là thời điểm lý tưởng để khám phá Sóc Trăng và tham gia vào trải nghiệm văn hóa độc đáo của người Khmer. Khuôn viên rợp bóng cây Khuôn viên rợp bóng cây Lịch sử hình thành chùa Dơi Sóc Trăng Theo các tài liệu cổ còn lại, việc xây dựng Chùa Dơi được khởi công từ năm 1569. Tức là đã hơn 440 năm trước đây. Ban đầu, chính điện của chùa chỉ được xây bằng tre lá. Sau đó được nâng cấp bằng gạch và mái lợp ngói. Vào năm 1960, chùa đã trải qua một quá trình sửa chữa lớn tại khu vực chánh điện. Và từ đó chùa đã trải qua nhiều lần tu sửa và tạo mới cho đến khi có được vẻ đẹp và trang trọng như ngày hôm nay. Hoa văn ở góc mái Hoa văn ở góc mái chùa Năm 2008, chùa đã gặp một sự cố không may khi khu vực chánh điện bị cháy. Tuy nhiên, một tin vui đã đến khi vào tháng 4 năm 2009. Khu vực chánh điện đã được phục chế lại như cũ. Năm 2013, khu du lịch Chùa Dơi thuộc tỉnh Sóc Trăng đã chính thức đi vào hoạt động. Mặc dù nguồn lực tài chính không dư dả, nhưng khu du lịch này đã được trang bị một bãi đậu xe rộng rãi và các tiện ích khác như nhà hàng, xe điện… để phục vụ du khách. Hoa văn trên tường bên trong chính điện Hoa văn trên tường bên trong chính điện Từ năm 1999, Chùa Dơi đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Cho đến ngày nay, chính quyền tỉnh Sóc Trăng đang xem xét các chính sách bảo tồn và phát triển nơi này. Nhằm kết hợp việc giáo dục tín ngưỡng và biến Chùa Dơi trở thành một điểm du lịch quen thuộc của tỉnh. Hồ nước trong khuôn viên chùa dơi Hồ nước trong khuôn viên chùa Tại sao lại có tên gọi “Chùa Dơi”? Ban đầu, Chùa Dơi được đặt tên là chùa Mahatup theo ngôn ngữ của người Khmer. Tuy nhiên, do sự hiện diện của đàn dơi trong khuôn viên. Người dân đã quen gọi chùa với tên gọi như hiện tại. Các nhà sư kể lại rằng trước kia, chùa trồng nhiều cây sao và dầu, thu hút đàn dơi đến sinh sống và trú ngụ. Vào buổi chiều, hàng vạn con dơi sẽ kéo đến và che kín sân chùa cũng như bầu trời. Tuy nhiên, những sư sãi và người dân không sợ hãi đàn dơi. Mà ngược lại, họ coi chúng là điềm lành, cung cấp thức ăn và bảo vệ chúng. Khung cảnh du khách viếng thăm chùa Dơi Khung cảnh du khách viếng thăm chùa Có vẻ như đàn dơi hiểu được lòng nhân từ của các sư sãi và Phật tử. Vì thế mà chúng chưa bao giờ ăn hoặc phá hoại bất kỳ loại trái cây nào trong khu vườn. Thậm chí, khi di chuyển, chúng luôn bay tránh khu vực chánh điện và không bao giờ xâm nhập vào đó. Đàn dơi tại Chùa Dơi chủ yếu hoạt động vào ban đêm. Vào khoảng 6 giờ tối, chúng bay đi tìm kiếm thức ăn và trở về vào sáng sớm hôm sau. Mặc dù có nhiều ngôi chùa thanh tịnh khác ở Sóc Trăng với rừng cây um tùm. Nhưng không ai biết tại sao đàn dơi chỉ đến sinh sống trong ngôi chùa này. Cổng chùa Dơi với nét kiến trúc độc đáo Cổng chùa với nét kiến trúc độc đáo Sự nổi tiếng của đàn dơi đã lan rộng và nhiều người đến đây chỉ để được nhìn thấy chúng trực tiếp. Khách du lịch thậm chí còn chuẩn bị trái cây để cho đàn dơi ăn thêm ngoài việc mang đến các vật phẩm lễ vật khác. Chùa Dơi có gì thú vị lại thu hút đến vậy? Kiến trúc độc đáo của chùa Dơi Sóc Trăng Khuôn viên của Chùa Dơi ở Sóc Trăng được thiết kế với nhiều khu vực khác nhau. Gồm Chánh điện, Sala, phòng tổ chức lễ hội, phòng của sư sãi và trụ trì, các tháp thờ tro dành cho người đã khuất, phòng tiếp khách. Ngoài ra, khuôn viên còn được trang trí với nhiều cây cảnh xanh mát và trong lành. Một góc chùa dơi Một góc chùa Mặc dù Chùa Dơi là nơi thờ Phật Thích Ca. Nhưng kiến trúc của nó vẫn có sự ảnh hưởng mạnh từ văn hóa người Khmer. Mái chùa được lợp bằng ngói. Có bốn đầu mái cong cong và tạo nên các đường chạm trổ hình rắn Naga. Chánh điện được bao quanh bởi hàng cột đỡ. Mỗi cột còn khắc hình tiên nữ Kemnar với tư thế chắp hai tay trước ngực. Khung cửa sổ tuy cũ nhưng được tô nét bởi hoa văn độc đáo Khung cửa sổ tuy cũ nhưng được tô nét bởi hoa văn độc đáo Trong khu vực thánh điện, có một tượng Phật Thích Ca được chạm từ đá nguyên khối đứng trên một tòa sen cao khoảng 2m. Gần đó, có một tượng Phật khác được khắc hình chúng cưỡi trên rắn thần Muchalinda với sự tinh xảo đáng kinh ngạc. Sau khi thăm quan Chùa Dơi, bạn có thể nghỉ ngơi trên các ghế được đặt dưới bóng cây cổ thụ lớn trước chánh điện. Nơi đây cũng có nhiều tiểu cảnh thú vị cho bạn tha hồ “check-in” và tạo những bức ảnh “sống ảo” xinh đẹp. Truyền thuyết heo 5 móng trả thù Theo người Khmer, lợn 5 móng được coi là “cốt tinh” của con người. Với ý nghĩa tâm linh xui xẻo, gia đình nào nuôi phải con heo này thì sẽ gặp bất hạnh. Xảy ra xung đột do con heo “thành tinh” này gây ra sự phiền toái. Người Khmer sợ nuôi phải con heo 5 móng vì không thể giết chúng cũng như nuôi chúng. Do đó, hơn 20 năm trước, những con heo 5 móng đã được gửi vào chùa Dơi để được trông nom, chăm sóc. Những con heo này được những nhà sư trong chùa nuôi dưỡng. Và khi chúng qua đời đã được chôn tại đây. Truyền thuyết heo 5 móng trả thù Truyền thuyết heo 5 móng trả thù Theo người dân kể lại, trong quá khứ, có một người từ vùng khác đến đây để xây dựng sự nghiệp. Khi nghe câu chuyện này, ông ta chỉ cười và cho rằng đó là một tin đồn vô căn cứ. Với ý định chứng minh rằng câu chuyện của người dân là sai. Ông ta đã mua một con heo 5 móng và tiến hành chế biến thịt để ăn. Nhưng đáng ngạc nhiên, ngay trong ngày đó khi ông ta trên đường trở về nhà trên chiếc xe. Ông đã gặp tai nạn và tử vong, chính như dự báo của người dân về câu chuyện. Bí mật mộ của heo 5 móng phía sau chùa Nghĩa địa của những con heo nằm sau khuôn viên chùa có diện tích khoảng 15 m2. Trên mỗi ngôi mộ, hình vẽ của những chú heo béo tốt được khắc hoạ. Du khách đến đây thường đốt nhang và cúi đầu kính phục. Họ hy vọng rằng những con heo 5 móng này sẽ sớm giải thoát và xoá bỏ những nghiệp tội. Những ngôi mộ heo năm móng Những ngôi mộ heo năm móng Theo sư Tú Linh, người dân không bỏ những con heo 5 móng trong rừng vì lo sợ chúng sẽ bị săn lùng để làm thịt và cũng vì lo sợ chúng không tìm được thức ăn. Do đó, nhiều người đến vào buổi tối và thả những con heo trước cổng chùa để chùa chăm sóc. Vì ban ngày có bảo vệ trước cổng, họ không dám thả heo. Khi nhận thấy điều đó, các sư trong chùa quyết định chăm sóc những con heo này. Khi có con heo 5 móng nào chết, chúng được chôn tại nghĩa địa heo. Đàn dơi ở chùa Dơi Sóc Trăng Khi đến thăm Chùa Dơi thành phố Sóc Trăng, không thể bỏ qua câu chuyện về loài dơi. Đây là một phần quan trọng góp phần tạo nên tên gọi độc đáo của ngôi chùa này trong lòng người dân địa phương. Khuôn viên chùa có rất nhiều cây sao và dầu. Và đó là nơi trú ẩn cho hàng vạn con dơi. Mỗi chiều, hàng vạn con dơi quay trở lại sân chùa và che kín bầu trời. Mặc dù chúng ta thường có sự sợ hãi đối với loài dơi. Nhưng các vị sư tại đây tin rằng việc dơi tập trung về chùa là một phước lành mà ngài Phật ban cho ngôi chùa này. Vì vậy họ luôn tích cực bảo vệ bầy dơi. Khung cảnh dơi sinh sống ở khuôn viên chùa Khung cảnh dơi sinh sống ở khuôn viên chùa Dường như loài dơi hiểu được tấm lòng của người tu hành, vì không một cây trái nào trong vườn bị chúng tấn công. Khi di chuyển, chúng cũng bay lượn vòng quanh thay vì bay thẳng qua mái chính điện của chùa. Đàn dơi hoạt động chủ yếu vào ban đêm, từ khoảng 6 giờ tối chúng bay đi tìm thức ăn và quay trở về vào khoảng 5 giờ sáng hôm sau. Mặc dù ở Sóc Trăng cũng có nhiều ngôi chùa thanh tịnh khác với vườn cây mát mẻ. Nhưng việc bầy dơi chỉ chọn chùa Dơi Sóc Trăng làm nơi cư trú vẫn là điều đầy bí ẩn. Chúng chỉ đậu trên những cành cây trong khuôn viên chùa, tuyệt đối không đậu bên ngoài. Hình ảnh chú dơi khổng lồ Hình ảnh chú dơi khổng lồ Những lưu ý khi tham quan chùa Để có những bức hình check-in xinh đẹp tại đây, bạn nên thuê trang phục truyền thống của người Khmer. Giá thuê sẽ khác nhau tùy thuộc vào chất lượng của trang phục. Thường dao động từ 150.000 đến 250.000 VND để bạn có một bộ đồ đẹp lung linh. Vì bạn sẽ tham quan trong khuôn viên chùa, hãy chọn trang phục lịch sự và kín đáo. Khi vào chùa, hãy giữ trật tự, tránh đùa giỡn ồn ào, không mang đồ ăn vào bên trong. Đồng thời hạn chế việc xả rác, cắt cành hoặc làm hại cây cối. Dựa trên kinh nghiệm khám phá Sóc Trăng, trong khuôn viên chùa có nhiều dơi. Chúng thân thiện và quen với sự gần gũi của con người, vì vậy bạn có thể tiếp cận gần chúng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng theo nhiều nghiên cứu, dơi có thể mang theo mầm bệnh. Vì vậy hãy giữ khoảng cách an toàn để đảm bảo sức khỏe của mình. Những lưu ý khi tham quan chùa Những lưu ý khi tham quan chùa Bạn đã sẵn lòng khám phá ngôi chùa độc đáo nhất Sóc Trăng – Chùa Dơi chưa? Đây là nơi diễn ra các nghi lễ của tăng ni phật tử trong thành phố trong suốt năm. Với kiến trúc độc đáo theo phong cách Khmer và những bí mật được bảo vệ cẩn thận mà ngôi chùa này đã thu hút hàng vạn du khách mỗi năm. Bạn đã sẵn sàng cho cuộc phiêu lưu đến ngôi chùa độc nhất vô nhị này ở Sóc Trăng chưa.