Tài nguyên thư viện

Những hình ảnh đẹp của Chùa Ông Bổn

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn có kiến trúc độc đáo, ấn tượng. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ nhiều cổ vật quý giá thu hút du khách đến tham quan.Kiến trúc độc đáo của Nhị Phủ miếu

Nhị Phủ miếu với kiến trúc độc đáo (Ảnh: Sưu tầm)

Chùa Ông Bổn là một trong những ngôi miếu cổ của người Hoa ở Sài Gòn. Đây là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Hoa và cũng là địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn trong chuyến du lịch Sài Gòn của nhiều du khách. Đến chùa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc chùa cũng như tham gia nhiều lễ hội thú vị.

1. Chùa Ông Bổn – di tích kiến trúc nghệ thuật của Sài Gòn

  • Địa chỉ: Số 264 Đ. Hải Thượng Lãn Ông, P14, Q5, TP. HCM

Chùa Ông Bổn hay còn được gọi là miếu Nhị Phủ, Hội quán Nhị Phủ là một trong những ngôi chùa ở Sài Gòn xưa nhất của người Hoa ở Sài Gòn. Đây là công trình kiến trúc độc đáo với nghệ thuật chạm đá, gỗ tinh xảo thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng. Đặc biệt, chùa Ông Bổn còn thể hiện sự giao lưu văn hóa Hoa – Việt và đánh dấu sự định cư, phát triển của người Hoa Phúc Kiến. Đến ngày 31/8/1998, chùa Ông Bổn được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật.

Phong cách kiến trúc tại chùa Ông Bổn

Phong cách kiến trúc với nhiều nét chạm trổ tinh xảo gây ấn tượng với nhiều du khách (Ảnh: Sưu tầm)

2. Lịch sử xây dựng miếu Nhị Phủ

Đến nay vẫn không rõ chùa Ông Bổn được xây dựng vào thời gian nào chỉ biết trong chùa có một chiếc chuông cổ vẫn được lưu giữ đến tận bây giờ. Trên chiếc chuông cổ có hàng chữ: “Nhị phủ Đại Bá Công – Ất Dậu trong thu cát đán” nên rất khó xác định được thời gian xây dựng chùa. Ngoài ra, trong một câu đối được treo ở chính điện hội quán Hà Chương có ghi năm trùng tu là năm 1809, vì vậy hội quán này được xây dựng muộn nhất vào thế kỷ XVIII. Từ đó có thể xác định Ất Dậu chạm trên chiếc chuông cổ là năm 1765 và năm là thành lập miếu. Chùa Ông Bổn đã trải qua nhiều lần trùng tu vào năm 1875, 1901, 1990.

Chùa trải qua nhiều đợt trùng tu

Chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc vốn có từ xưa (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Lưu ngay: Tổng hợp các địa điểm du lịch Sài Gòn HOT nhất 2024  

3. Chùa Ông Bổn thờ ai?

Chùa Ông Bổn thờ Ông Bổn – một viên quan tên Chu Đạt Quan thời nhà Nguyên được người Phúc Kiến tôn là Bổn Đầu Công. Đây là vị thần nổi tiếng linh thiêng trong việc bảo vệ đất đai, con người ở vùng Chợ Lớn. Vào ngày rằm tháng Giêng và tháng tám hàng năm, miếu sẽ mở lễ hội vào 2 ngày này là ngày sinh và ngày hóa của Ông Bổn.

Chùa thờ Ông Bổn

Tìm hiểu Ông Bổn là ai, miếu Nhị Phủ thờ ai (Ảnh: Sưu tầm)

4. Khám phá gì ở chùa Ông Bổn Quận 5?

4.1. Tìm hiểu lối kiến trúc độc đáo

4.1.1. Khuôn viên bên ngoài

Miếu có diện tích khoảng 2,500m², trong đó sân miếu chiếm gần một nửa diện tích. Cấu trúc bao gồm các điện thờ, trụ sở hội quán và sân thiên tỉnh. Ngay từ khuôn viên bên ngoài miếu, du khách đã được chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo của miếu như bộ khung gỗ được sơn màu đỏ và trang trí bằng các bông sen chạm ngược; các tượng kỳ lân bằng gỗ đầu xà cột; mái miếu lợp ngói ống và trang trí tượng cá hóa long, rồng, phượng, trúc, mai… Ngoài ra, tổng thể miếu có dạng nhà khung cổ giúp tăng thêm phần cổ kính cho ngôi miếu.

Kiến trúc tỉ mỉ bên ngoài chùa Ông Bổn

Kiến trúc bên ngoài chùa thể hiện sự tỉ mỉ, tinh xảo trong từng chi tiết nhỏ (Ảnh: Sưu tầm)

4.1.2. Kiến trúc bên trong chùa

Kiến trúc bên trong chùa Ông Bổn được bài trí đơn giản nhưng không kém phần trang nghiêm. Từ các cột gỗ, câu đối, hoành phi… bên trong chùa đều thu hút du khách ghé đến tham quan. Cột gỗ được sơn màu đỏ, kê bằng các chân đá được chạm trổ mỹ thuật tinh xảo. Bên trong chùa có 14 câu đối, 30 hoành phi được chạm viền xung quanh, bên trong sẽ được chạm nổi các chữ Hán rất đẹp trên nền rồng mây, sông nước… Đặc biệt bên trong chùa ở giữa chính điện được đặt bàn thờ Ông Bổn để du khách đến hành hương, chiêm bái.

Du khách tham quan chùa

Rất nhiều du khách bốn phương đến tham quan chùa, đặc biệt vào các dịp lễ hội (Ảnh: Sưu tầm)

4.2. Chiêm ngưỡng những cổ vật quý giá

Không chỉ gây ấn tượng với du khách ở kiến trúc độc đáo, chùa Ông Bổn còn thu hút du khách ở những cổ vật quý giá. Đến chùa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khám thờ bằng gỗ được sơn nhũ vàng, đặc biệt được chạm trổ lưỡng long tranh châu, lân hàm châu… cùng với các hoa văn chữ thọ, đồng tiền… rất tinh xảo. Bên cạnh đó, du khách sẽ thấy các cổ vật có giá trị khác như chuông cổ, tượng kỳ lân bằng đá, bình phông, chuông bằng gang…

Khám thờ Ông Bổn

Khám thờ Ông Bổn (Ảnh: Sưu tầm)

4.3. Tham gia lễ hội chùa Ông Bổn

Hàng năm tại chùa Ông Bổn có nhiều lễ hội thu hút rất nhiều người dân và du khách bốn phương đến tham dự. Trong đó có 2 ngày lễ hội lớn nhất là rằm tháng Giêng và rằm tháng Tám âm lịch là ngày sinh và ngày hóa của Ông Bổn. Vào dịp này, chùa diễn ra rất nhiều hoạt động văn hóa thú vị như biểu diễn võ thuật, múa lân, múa rồng… Người dân thường đến chùa vào dịp này để cầu bình an, cầu phát tài, phát lộc.

Ngoài hai lễ hội lớn trên, miếu Nhị Phủ còn là địa điểm tâm linh nổi tiếng linh thiêng nơi người dân đến cúng bái vào dịp Tết Nguyên đán, rằm tháng Chạp, rằm tháng Bảy…

Du khách đến chùa hành hương

Du khách đến chùa hành hương, tham gia lễ hội (Ảnh: Sưu tầm)

Tín ngưỡng thờ Ông Bổn và Vu lan thắng hội Cầu Kè

23/10/2024

Sau khi lên ngôi, triều đình nhà Thanh cử Trịnh Hòa làm sứ thần đi khắp các nước Đông Nam Á thương thuyết với triều đình các nước sở tại tạo điều kiện dễ dàng cho bộ phận Hoa kiều làm ăn, sinh sống. Sau khi Trịnh Hòa mất, vua nhà Thanh ban sắc phong thần với mỹ danh Bổn đầu công và Hoa kiều các nước Đông Nam Á xem ông là vị phúc thần cai quản về an cư lạc nghiệp. Như vậy, tín ngưỡng thờ Ông Bổn không có ở lục địa Trung Hoa mà chỉ hiện diện trong cộng đồng Hoa kiều di cư đi các nước.

 Ảnh: BÁ THI

 

Người Hoa tại Trà Vinh cư trú rải rác nhưng có sự tập trung nhất định tại thành phố Trà Vinh, huyện Cầu Kè và huyện Trà Cú. Tín ngưỡng (và lễ hội truyền thống) người Hoa tồn tại hàng trăm năm, tạo ra sắc thái văn hóa dân tộc riêng và góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Trà Vinh. Trong đó, nổi bật là tín ngưỡng thờ Ông Bổn (vị thần cao quản việc an cư lạc nghiệp) với Vu lan thắng hội ở Cầu Kè, tín ngưỡng thờ Ông Bảo (vị thần cai quản về sức khỏe, sinh sản) với Nguyên tiêu thắng hội ở Trà Cú và tín ngưỡng thờ Quan Thánh đế (vị thần biểu trưng đạo đức truyền thống Trung Hoa) với Nguyên tiêu thắng hội tại thành phố Trà Vinh.

Truyền thuyết về Ông Bổn khi về vùng đất Cầu Kè có sự biến đổi nhất định so với nguyên bản. Đồng bào người Hoa tại vùng đất này ít quan tâm tới vai trò Trịnh Hòa mà tôn thờ bốn anh em kết nghĩa, tương truyền có công đưa thế hệ Triều Châu đầu tiên di cư đến vùng đất ven Sông Hậu này và khi mất đều hiển thánh. Trong đó, Minh Ðức Cung (chùa Giồng Lớn, xã Hòa Ân) thờ ông Nhứt; Vạn Ứng Phong Cung (chùa Giữa, xã Hòa Ân) thờ ông Nhì; Vạn Niên Phong Cung (chùa Chợ, thị trấn Cầu Kè) thờ ông Ba và Niên Phong Cung (chùa Cây Sanh, xã Tam Ngãi) thờ ông Tư.

Ngoài ra, trên địa bàn Cầu Kè còn có hai ngôi chùa thờ Ông Bổn nữa là Vạn Đức Phong Cung (Tam Ngãi) và Thiên Đức Cung (Hòa Ân) cùng một số ngôi chùa cùng loại rải rác các huyện trong tỉnh.

Lễ hội cúng Ông Bổn Cầu Kè hay còn gọi là Vu lan thắng hội, diễn ra từ 25 - 28 tháng Bảy âm lịch, mà người dân Cầu Kè hay nhắc nhau qua câu thiệu: “Hai lăm vào đám, Hai tám ra giàn”, địa điểm chính là Vạn niên phong cung còn gọi là Chùa Chợ (vì gần chợ Cầu Kè), tọa lạc tại Khóm 1, thị trấn Cầu Kè.

Trong 04 ngày lễ hội có đến 20 lễ thức liên hoàn nhau trong một lịch bản rất chặt chẽ.

Chiêm ngưỡng phong cách kiến trúc Trung Hoa

23/10/2024

Chùa Ông Bổn Sóc Trăng có lối kiến mang đậm phong cách đền chùa Trung Hoa cổ đại. Hai chữ “Tăng”, “Phước” được điêu khắc cực kỳ nổi bật ở ngoài cổng chùa có ngụ ý tạo phước lành, tài lộc và mong muốn cuộc sống sung túc, no đủ cho người dân. Ngay từ những đường nét kiến trúc bên ngoài, chùa Ông Bổn Sóc Trăng đã toát lên được đạo lý muôn đời của nhà Phật chính là cứu khổ, cứu nạn, phổ độ chúng sinh. Quan sát từ chiếc đỉnh hương đặt chính giữa khuôn viên rộng lớn của chùa, có thể thấy toàn bộ các phần chân cột và nền tam cấp từ khu vực nội thất đến cửa chính đều được nghệ nhân người Hoa thời trước tạc bằng đá tảng.

Toàn thể chùa Ông Bổn Sóc Trăng được xây dựng phỏng theo hình chữ “Phú” với nhiều họa tiết chạm khắc tỉ mỉ như “long phụng sum vầy”, “long hổ tranh đấu” hay “bát tiên thí võ”. Phía trên mái ngói của chùa là bức tượng hình “lưỡng long chầu nguyệt” uy nghiêm sừng sững - Hai linh vật thường thấy trong các kiến trúc cung điện của vua chúa hay những chốn linh thiêng ngày trước. Hai bên cánh cửa dẫn vào điện thờ được chạm khắc rất nhiều hình vẽ, chữ viết và những câu đố dân gian của người Trung Hoa xưa nhằm mục đích ca ngợi công ơn của các vị thần. Còn ở phía trên giáp với mái ngói là dãy đèn lồng đỏ rực rỡ làm nổi bật không gian chùa mỗi khi đêm đến.

Bước vào trong điện thờ, bạn chắc chắn sẽ choáng ngợp trước một dãy hoành phi câu đối chữ Hán vô cùng tráng lệ được treo và ốp cột từ Tiền điện đến Chính điện. Ở bên trái là bàn thờ Bạch Hổ uy nghi, bên phải là bàn thờ Thanh Long hùng dũng vừa tượng trưng cho yếu tố phong thủy, vừa là linh thú trấn giữ tà ma, xua đi điều xui xẻo. Tổng thể chùa được “phân kim tam cấp” bao gồm Tiền điện, Trung điện và Chính điện và thờ cúng các vị thần khác nhau. Ở giữa các điện là giếng trời để đón ánh sáng tự nhiên chiếu vào làm bừng sáng không gian. Diện tích bên trong các điện đều rất rộng rãi nên mọi người có thể thoải mái thắp hương, cầu an. 

Chùa Ông Bổn Sóc Trăng, công trình tôn giáo tiêu biểu của cộng đồng người Hoa 4

Chùa có mặt tiền hướng về phía Nam với hai đại tự “Tăng", “Phước" sừng sững 

Chùa Ông Bổn Sóc Trăng, công trình tôn giáo tiêu biểu của cộng đồng người Hoa 5

Toàn thể chùa Ông Bổn được xây dựng phỏng theo hình chữ “Phú" với nhiều họa tiết chạm trổ công phu

Chùa Ông Bổn Sóc Trăng, công trình tôn giáo tiêu biểu của cộng đồng người Hoa 6

Đường nét điêu khắc trong chùa vô cùng tỉ mỉ và tinh xảo