Năm 2024, Bảo tàng tỉnh đã tham mưu tổ chức tốt các hoạt động bảo tồn, bảo tàng, phát huy giá trị hiện vật, truyền thống, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh.
Về hoạt động bảo tồn
Đơn vị đã tổ chức sưu tầm 120 hiện vật, trong đó gồm 51 hiện vật thu thập theo Dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch", và 69 hiện vật sưu tầm theo Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống "Nghề làm bánh Pía" tại các xã Phú Tâm, Thuận Hòa, An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2022-2025. Đơn vị cũng phối hợp với Trung tâm Văn hóa Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng tổ chức thành công chương trình trình diễn trang phục dân tộc Khmer - Hoa trong khuôn khổ đề án "Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay". Sự kiện này được tổ chức tại Ngày hội Bánh Pía và bánh Trung thu thành phố Sóc Trăng lần thứ III, năm 2024.
Đặc biệt, đơn vị đã hoàn thành 2 hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng cấp tỉnh đối với di tích Đình Thần Phụng Tường (huyện Long Phú) và Lăng Ông Nam Hải (huyện Trần Đề); đồng thời hoàn thiện 2 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể trình UBND tỉnh, đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hai hồ sơ này liên quan đến Lễ hội Phước Biển (thị xã Vĩnh Châu) và Lễ hội Thắc Côn (huyện Châu Thành).
Trong công tác bảo tồn, đã tổ chức Lễ Cúng Trăng (Oóc Om Bóc) cùng các hoạt động trình diễn Thả đèn nước và ghe Cà Hâu, triển lãm hình ảnh và hiện vật trong khuôn khổ Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng (Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI) và Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024. Bên cạnh đó, nghi lễ truyền thống "Sân khấu hóa Lễ đấu đèn của người Hoa" đã được phục dựng và tham gia các hoạt động "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Đơn vị cũng phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Trần Đề triển khai kế hoạch đánh giá công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản, đồng thời khảo sát, kiểm kê và sưu tầm tổng thể các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện năm 2024.
Lễ cúng trăng năm 2024
Hoạt động bảo tàng
Trong năm qua, đơn vị đã số hóa 1.225 hiện vật, tài liệu hiện vật dưới dạng 2D, 3D và đưa lên ứng dụng Bảo tàng thông minh. Ngoài ra, 8 hiện vật bổ sung vào kho cơ sở được hiến tặng từ cá nhân và 50 hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa đã được sưu tầm phục vụ trưng bày. Trong năm, đã tổ chức 10 cuộc trưng bày, triển lãm lưu động tại các huyện, thị xã và thành phố nhân các sự kiện, ngày lễ lớn của tỉnh, đạt 125% chỉ tiêu đề ra.
Tại Bảo tàng tỉnh, Phòng Trưng bày Văn hóa Khmer và các di tích lịch sử văn hóa, tổng số lượt khách tham quan đạt 927.735, tương ứng 105% chỉ tiêu được giao. Cụ thể:
Bảo tàng tỉnh: 19.749 lượt.
Phòng trưng bày Văn hóa Khmer: 13.542 lượt.
Di tích Khu Căn cứ tỉnh uỷ: 12.461 lượt.
Di tích Chùa Khleang: 17.954 lượt.
Chùa Dơi: 75.340 lượt.
Chùa Đất Sét: 86.171 lượt.
Chùa Chén Kiểu: 188.811 lượt.
Đền thờ Bác Hồ: 18.887 lượt.
Các di tích khác: Số còn lại.
Kế hoạch trong thời gian tới
Trong thời gian tới, trên cơ sở các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được công nhận, đơn vị sẽ xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án Bảo tồn và Phát huy giá trị, trình UBND tỉnh phê duyệt. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên toàn tỉnh. Qua đó, đơn vị có thể nắm bắt thực tế và đề xuất các phương án trùng tu, chống xuống cấp kịp thời.
Ngoài ra, việc kiểm kê và bảo quản di tích sẽ được chú trọng, kết hợp với công tác số hóa hiện vật và dữ liệu liên quan, nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa của tỉnh.
Tin và ảnh: Phương Linh
Năm 2024, Bảo tàng tỉnh đã tham mưu tổ chức tốt các hoạt động bảo tồn, bảo tàng, phát huy giá trị hiện vật, truyền thống, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh.
Về hoạt động bảo tồn
Đơn vị đã tổ chức sưu tầm 120 hiện vật, trong đó gồm 51 hiện vật thu thập theo Dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch", và 69 hiện vật sưu tầm theo Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống "Nghề làm bánh Pía" tại các xã Phú Tâm, Thuận Hòa, An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2022-2025. Đơn vị cũng phối hợp với Trung tâm Văn hóa Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng tổ chức thành công chương trình trình diễn trang phục dân tộc Khmer - Hoa trong khuôn khổ đề án "Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay". Sự kiện này được tổ chức tại Ngày hội Bánh Pía và bánh Trung thu thành phố Sóc Trăng lần thứ III, năm 2024.
Đặc biệt, đơn vị đã hoàn thành 2 hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng cấp tỉnh đối với di tích Đình Thần Phụng Tường (huyện Long Phú) và Lăng Ông Nam Hải (huyện Trần Đề); đồng thời hoàn thiện 2 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể trình UBND tỉnh, đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hai hồ sơ này liên quan đến Lễ hội Phước Biển (thị xã Vĩnh Châu) và Lễ hội Thắc Côn (huyện Châu Thành).
Trong công tác bảo tồn, đã tổ chức Lễ Cúng Trăng (Oóc Om Bóc) cùng các hoạt động trình diễn Thả đèn nước và ghe Cà Hâu, triển lãm hình ảnh và hiện vật trong khuôn khổ Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng (Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI) và Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024. Bên cạnh đó, nghi lễ truyền thống "Sân khấu hóa Lễ đấu đèn của người Hoa" đã được phục dựng và tham gia các hoạt động "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Đơn vị cũng phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Trần Đề triển khai kế hoạch đánh giá công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản, đồng thời khảo sát, kiểm kê và sưu tầm tổng thể các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện năm 2024.
Lễ cúng trăng năm 2024
Hoạt động bảo tàng
Trong năm qua, đơn vị đã số hóa 1.225 hiện vật, tài liệu hiện vật dưới dạng 2D, 3D và đưa lên ứng dụng Bảo tàng thông minh. Ngoài ra, 8 hiện vật bổ sung vào kho cơ sở được hiến tặng từ cá nhân và 50 hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa đã được sưu tầm phục vụ trưng bày. Trong năm, đã tổ chức 10 cuộc trưng bày, triển lãm lưu động tại các huyện, thị xã và thành phố nhân các sự kiện, ngày lễ lớn của tỉnh, đạt 125% chỉ tiêu đề ra.
Tại Bảo tàng tỉnh, Phòng Trưng bày Văn hóa Khmer và các di tích lịch sử văn hóa, tổng số lượt khách tham quan đạt 927.735, tương ứng 105% chỉ tiêu được giao. Cụ thể:
Bảo tàng tỉnh: 19.749 lượt.
Phòng trưng bày Văn hóa Khmer: 13.542 lượt.
Di tích Khu Căn cứ tỉnh uỷ: 12.461 lượt.
Di tích Chùa Khleang: 17.954 lượt.
Chùa Dơi: 75.340 lượt.
Chùa Đất Sét: 86.171 lượt.
Chùa Chén Kiểu: 188.811 lượt.
Đền thờ Bác Hồ: 18.887 lượt.
Các di tích khác: Số còn lại.
Kế hoạch trong thời gian tới
Trong thời gian tới, trên cơ sở các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được công nhận, đơn vị sẽ xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án Bảo tồn và Phát huy giá trị, trình UBND tỉnh phê duyệt. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên toàn tỉnh. Qua đó, đơn vị có thể nắm bắt thực tế và đề xuất các phương án trùng tu, chống xuống cấp kịp thời.
Ngoài ra, việc kiểm kê và bảo quản di tích sẽ được chú trọng, kết hợp với công tác số hóa hiện vật và dữ liệu liên quan, nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa của tỉnh.
Tin và ảnh: Phương Linh