Nhiệm vụ nghiên cứu, sả...
28/10/2024
Admin
Ở Việt Nam đã có một số đơn vị nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực mô phỏng từ trước năm 2010 và đạt được thành tựu nhất định
Song, vẫn còn những hạn chế, như: Về mặt công nghệ, chủ yếu sử dụng và tích hợp các nền tảng sẵn có, chưa làm chủ công nghệ lõi phức tạp; về mặt sản phẩm nói chung còn đơn giản, mới mô phỏng được một bước, một khâu của huấn luyện chiến đấu, phục vụ một phần công tác nghiên cứu, giảng dạy, chưa tiếp cận đến nhiều đơn vị; việc sửa chữa, bảo hành, bảo trì phụ thuộc nhiều vào nước ngoài; thông số kỹ thuật của vũ khí, trang bị và địa hình, thời tiết của phần mềm mô phỏng nhập ngoại có nội dung không phù hợp với Việt Nam...
Nghị quyết số 765-NQ/QUTW ngày 20-12-2012 của Quân ủy Trung ương về nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo đã xác định rõ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp để khắc phục hạn chế trong huấn luyện, trong đó có nội dung: Cần đầu tư nguồn lực, tích cực, chủ động hợp tác với các đơn vị khoa học trong và ngoài nước để nghiên cứu cải tiến, sản xuất, mua sắm và ứng dụng các thiết bị mô phỏng, mô hình học cụ chất lượng cao phục vụ huấn luyện; xây dựng các trung tâm huấn luyện mô phỏng ở các cấp.
Thực hiện chủ trương trên, những năm qua, một số đơn vị, như: Công ty TNHH MTV Ứng dụng kỹ thuật và sản xuất (Tecapro); Viện Công nghệ mô phỏng (Học viện Kỹ thuật Quân sự); Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội)... đã nghiên cứu, sản xuất nhiều sản phẩm mô hình, mô phỏng ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.